Tin mới nhất

Thanh toán

467 lượt xem 03/12/2021

Thanh toán

-        Chức năng: Trong phân hệ bán hàng, chức năng Thanh toán được thiết kế để tiện cho việc thanh toán cho người sử dụng. Ngoài ra, chúng ta có thể vào phân hệ “Tiền gửi, tiền vay, tiền mặt” để thực hiện chức năng thanh toán này.

-        Đường dẫn: Bán hàng\ Tác vụ chính\ Thanh toán

a.     Thu tiền bán hàng qua ngân hàng/ tiền mặt

-        Đường dẫn: Bán hàng\ Tác vụ chính\ Thanh toán\ Thu tiền bán hàng qua ngân hàng/ tiền mặt

Chức năng Thu tiền bán hàng – qua ngân hàng và Thu tiền bán hàng – tiền mặt chính là Giấy báo Có cùa ngân hàng và Phiếu thu tiền của khách hàng được cập nhật ở phân hệ “Tiền mặt, tiền gửi, tiền vay”. Sau khi các phiếu thu tiền được cập nhật ta có thể phân bổ số tiền thu được cho các hoá đơn đã xuất ra. Việc này được thực hiện khi nhập phiếu thu tiền hoặc ở chức năng “Phân bổ thu tiền hàng cho các hoá đơn”.

b.     Chứng từ phải thu khác, chứng từ bù trừ công nợ

-        Đường dẫn: Bán hàng\ Tác vụ chính\ Thanh toán\ Chứng từ phải thu khác, chứng từ bù trừ công nợ

Khi nhà cung cấp và người mua hàng cùng là một khách hàng nhưng có mã ở hai danh mục khác nhau: Vừa nằm ở danh mục nhà cung cấp, vừa nằm ở danh mục khách hàng thì tiền hàng bù trừ công nợ giữa hai tài khoản phải thu và phải trả với nhau hoặc bù trừ giữa hai khách hàng hay hai nhà cung cấp với nhau thì có thể dùng phiếu này để cập nhật.

c.     Phân bổ tiền thu cho các hóa đơn

-        Đường dẫn: Bán hàng\ Tác vụ chính\ Thanh toán\ Phân bổ tiền thu cho các hóa đơn

Trường hợp cần theo dõi công nợ chi tiết theo hóa đơn thì cần thực hiện phân bổ tiền thanh toán cho các hóa đơn tương ứng.
Đối với các hóa đơn ngoại tệ phần mềm chỉ theo dõi công nợ cũng như tất toán theo nguyên tệ chứ không theo dõi tất toán theo đồng tiền hạch toán cũng như không tính toán chênh lệch tỷ giá. Chênh lệch tỷ giá được tính và hạch toán ngay khi thực hiện giao dịch hoặc khi đánh giá chênh lệch tỷ giá vào cuối kỳ.
Ngoài các giao dịch thanh toán được phân bổ cho các hóa đơn thì còn phân bổ các giao dịch khác làm giảm trừ công nợ như: Các khoản ứng trước tiền hàng, nhập hàng bán bị trả lại (xuất trả lại nhà cung cấp), hóa đơn giảm giá, chứng từ phải thu khác làm giảm trừ công nợ, chứng từ bù trừ công nợ.
Ngoài việc theo dõi công nợ chi tiết theo các hóa đơn mua bán thì chương trình còn cho phép theo dõi chi tiết công nợ của từng khoản tạm ứng, từng khoản phải thu, phải trả khác. Việc phân bổ các khoản thanh toán cho các khoản phải thu, phải trả này cũng tương tự như việc phân bổ các khoản thanh toán cho các hóa đơn mua, bán.

Phân bổ tiền thu có thể thực hiện theo 2 cách sau:

          Cách 1Chỉ rõ trực tiếp cho các hóa đơn ngay khi thực hiện giao dịch Thu/chi. Chọn mã giao dịch Thu/chi là 1- Thu/chi chi tiết theo hóa đơn.

          Cách 2: 

-        Tại các màn hình giao dịch, sau khi đã lập và lưu các chứng từ thanh toán, lọc ra và nhấn nút <<Chọn hđ>> để chọn hóa đơn cần phân bổ tiền hàng.

   Có các lựa chọn và chức năng trên màn hình phân bổ tiền hàng như sau:

 -        Phân bổ theo ngày hóa đơn:    Chương trình sẽ hiện danh sách hóa đơn dựa theo ngày hóa đơn, các hóa đơn có ngày hóa đơn cũ hơn sẽ hiện lên phía trên

-        Phân bổ theo hạn thanh toán:   Chương trình sẽ hiện danh sách hóa đơn dựa theo ngày hết hạn, các hóa đơn có ngày hết hạn cũ hơn sẽ hiện lên phía trên

-        Phân bổ tự động:                    Chương trình sẽ phân bổ tiền phát sinh một cách tự động, phân bổ cho từng hóa đơn từ trên xuống dưới. Không chỉnh sửa được số tiền thanh toán cho các hóa đơn

-        Phân bổ trực tiếp:                   Chương trình phân bổ tiền phát sinh trực tiếp cho hóa đơn đang chọn. Có thể chỉnh sửa lại số tiền thanh toán cho hóa đơn.

-        Xóa phân bổ hiện thời:            Chương trình xóa phân bổ cho dòng hóa đơn đang chọn

-        Xóa các phân bổ:                    Chương trình xóa toàn bộ phân bổ cho các hóa đơn

Bắt đầu ngay hôm nay

Xây dựng và phát triển Doanh nghiệp của bạn cùng hơn 5.000 dự án đã thành công tại S.I.S Việt Nam

Liên hệ ngay

Lên đầu trang
0917 44 77 85